Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi là ngày Tết Giết Sâu Bọ là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác. Tuy nhiên liệu bạn đã biết Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì chưa?
Hãy cùng WISE English tìm hiểu qua bài viết này nhé!
I. Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?
Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ truyền thống của Trung Quốc và một số nước châu Á khác, còn được gọi là “Dragon Boat Festival” trong tiếng Anh. Ngày lễ này thường diễn ra vào ngày thứ 5 của tháng 5 trong lịch âm, khoảng vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 trong lịch dương. Hay ở Việt Nam thường hay gọi Tết Đoan Ngọ với cái tên là Tết Đoan Dương (Duanwu Festival)
II. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì?
Tết Đoan Ngọ tiếng Anh ngoài việc được gọi với tên riêng là Doan Ngo Festival, còn được dịch dựa trên ý nghĩa của từng từ. Chẳng hạn như “Tết” nghĩa là “festival”, “Đoan” có thể mang nhiều nghĩa “the start”/ “straight”/ “middle”/ ”righteousness”/ “just”, “Ngọ” là “at noon” (từ 11h trưa đến 1h chiều).
Có thể hiểu rằng, Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời gần với Trái đất và nếu dịch theo tiếng Anh thì sẽ là: “Doan Ngo is the moment that the sun is the most near the Earth”.
Trong văn hóa Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Nửa Năm, hay trong tiếng Anh nghĩa là “Mid-year Festival – 5/5 (Lunar)”.
Xem thêm:
III. Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt
1. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc và đã được xác nhập vào Việt Nam hàng ngàn năm trước. Cũng có câu truyện truyền thuyết khác về tết Đoan Ngọ trong văn hóa người Việt
Theo truyền thuyết đó kể lại rằng từ xa xưa kể lại, vào một ngày nọ người nông dân tổ chức ăn mừng vì năm đó mùa màng bội thu. Tuy nhiên, đúng lúc đó thì sâu bọ ở đâu kéo đến rất nhiều, chúng phá hoại, ăn hết thực phẩm, trái cây đã thu hoạch. Có một ông lão từ đâu xuất hiện, xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho người dân lập đàn cúng gồm có: Bánh gio, trái cây và ông còn kêu gọi mọi người đứng trước nhà và vận động cơ thể. Cứ như thế bỗng dưng lũ sâu bọ té ngã rũ rượi không còn phá hoại được nữa.
Ông còn dặn, hàng năm cứ vào ngày này hãy làm theo những gì ông dạy thì tức khắc sâu bọ sẽ bị diệt trừ, mùa màng bội thu.
Để tưởng nhớ công ơn của ông, hàng năm cứ vào ngày mồng 5/5 Âm lịch người dân lại làm bánh gio, hái trái cây và lập đàn cúng vào đúng giờ Ngọ. Từ đó, người dân gọi nôm na ngày này là ngày Tết Giết Sâu Bọ. Vì thời điểm cúng là giữa trưa nên còn gọi là Tết Đoan Ngọ.
2. Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa bảo vệ sức khỏe và đánh đuổi ma quỷ. Người Việt thường nấu bánh tro được cuốn bằng lá chuối và ăn để tránh cơ hội bị ma quỷ xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, người ta còn treo lá cỏ ngải cứu trước cửa nhà để đuổi quỷ ma và bảo vệ sức khỏe.
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để tôn vinh tổ tiên và ông bà. Người Việt thường thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên và tổng hợp với việc cúng các vị thần linh để bảo vệ sức khỏe và gia đình khỏi các thế lực xấu.
IV. Nét đẹp của Tết Đoan Ngọ trong văn hóa Việt
Cũng giống như nghĩa của Tết Đoan Ngọ trong Tiếng Anh là Dragon Boat Festival. Ở một số tỉnh thành trong nước, tới mỗi dịp Tết Đoan Ngọ sẽ tổ chức Lễ Hội đua thuyền rồng.
Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cuộc tranh tài đua thuyền rồng của các ngư dân đầy tài năng khéo léo. Tiếng reo hò cổ vũ hòa cùng tiếng trống đập thình thịch vang dội cả một bầu trời tạo nên bầu không khí sôi động, vui vẻ tại lễ hội Thuyền Rồng.
Đặc biệt vào ngày 21/6/2023 ở Trung tâm Bảo tổn Di sản Thăng Long – Hà Nội có tổ chức chương trình tái hiện lại nghi lễ tết Đoan Ngọ xưa. Lần đầu tiên du khách có thêm những trải nghiệm qua các nghi lễ tiến phẩm, dâng hương lên các vị tiên đế.
Các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê lần đầu tiên được Trung tâm trưng bày diễn giải một cách có hệ thống, sinh động và chân thực thông qua hệ thống pano, tranh vẽ, đặc biệt là phỏng dựng không gian cung đình trầm mặc cung kính, thiên tử uy nghi ngự trên ngai rồng thiết triều, đề thơ lên quạt và truyền ban thưởng quạt cho các quan.
Xem bài viết gốc tại đây: