Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế (IFA), hiện có khoảng 300 ngành tham gia hoạt động nhượng quyền. Trong tương lai, nhượng quyền dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ ở các ngành như công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và AI và tự động hóa,... giúp mô hình này trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Cùng WISE English tìm hiểu về mô hình này và khám phá những cơ hội mà nó mang lại.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền (cá nhân hoặc tổ chức) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và quyền điều hành trong một khoảng thời gian nhất định, đổi lại bên nhận quyền phải tuân thủ các thỏa thuận và trả các khoản phí nhất định, bao gồm phí nhượng quyền và phần trăm doanh thu. Mô hình kinh doanh này tích hợp các hoạt động từ marketing, kinh doanh đến phân phối sản phẩm.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Doanh nghiệp chọn nhượng quyền khi họ sở hữu thương hiệu đủ lớn và có khả năng mở rộng nhưng không đủ nguồn lực tài chính. Mô hình này giúp các thương hiệu phát triển nhanh chóng mà không cần đầu tư trực tiếp vào từng cơ sở. Điều quan trọng là cả hai bên đều phải đạt được lợi ích từ sự hợp tác này, với điều kiện bên nhận quyền phải tuân thủ các quy định của bên nhượng quyền để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Sau khi đã nắm rõ nhượng quyền thương hiệu là gì, cùng tìm hiểu về vai trò của các bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền ở phần tiếp theo nhé!
Vai trò của bên nhượng quyền và bên nhận quyền thương hiệu
Sau khi hiểu rõ nhượng quyền thương hiệu là gì, bạn sẽ thấy rằng mô hình này gồm hai bên: bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Vậy vai trò của từng bên trong nhượng quyền thương hiệu là gì? Hãy cùng tìm hiểu!
Đối với bên nhượng quyền
Cung cấp đầy đủ toàn bộ tài liệu hướng dẫn, giải pháp vận hành kinh doanh và duy trì tài sản cho bên nhận quyền. Cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau và đồng thời thực hiện quyền kiểm soát đối với một số hoạt động của bên nhận quyền khi cần thiết với mục tiêu bảo vệ tài sản thương hiệu.
Bên nhượng quyền thực hiện kiểm soát và hỗ trợ bên nhận quyền nhằm đảm bảo hệ thống nhượng quyền hoạt động đồng nhất và hiệu quả. Điều này bao gồm việc giám sát địa điểm kinh doanh, thiết kế và trang trí cửa hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ, cũng như các hoạt động tiếp thị để duy trì tiêu chuẩn thương hiệu.
Chịu trách nhiệm chi phí đào tạo nhân viên, quản lý ban đầu và chi phí marketing cho bên nhận quyền.
Đảm bảo sự công bằng và tôn trọng trong mối quan hệ với bên nhận quyền.
Đối với bên nhận quyền
Thanh toán chi phí nhượng quyền và phí bản quyền để sử dụng tài sản thương hiệu, đồng thời nhận sự hướng dẫn và hỗ trợ từ bên nhượng quyền.
Bên nhận quyền tự đầu tư vào cơ sở vật chất, mặt bằng và nhân lực, bao gồm cả chi phí lương.
Không được phép sử dụng thương hiệu để mở cơ sở kinh doanh khác hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ tương tự, hay thực hiện hành động ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín thương hiệu.
Chấp nhận sự kiểm soát và các quyết định, hướng dẫn từ bên nhượng quyền.
Có thể đề xuất các ý tưởng, phương pháp cải tiến cho bên nhượng quyền để áp dụng.
Điều kiện cần có khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Để nhượng quyền thành công không đơn giản là biết được nhượng quyền thương hiệu là gì mà còn cần phải xem xét nhiều yếu tố. Nhưng nói riêng về mặt pháp lý thì cần phải đảm bảo:
Có đăng ký kinh doanh;
Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
Đã đăng ký thương hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào trong ba yếu tố này, doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro pháp lý lớn. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu là rất quan trọng, và một số sai lầm thường gặp gồm:
Đăng ký muộn: Nếu không đăng ký kịp thời, thương hiệu có thể bị đăng ký trước hoặc chỉ mới nộp hồ sơ. Khi chưa được cấp văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu chưa được công nhận, khiến doanh nghiệp không thể sử dụng thương hiệu.
Mất thương hiệu: Việt Nam áp dụng hệ thống “First to file” (nộp trước được ưu tiên), vì vậy việc đăng ký chậm có thể dẫn đến mất quyền sở hữu thương hiệu và phải mua lại hoặc tạo nhãn hiệu mới.
Các loại hình nhượng quyền thương hiệu cơ bản
Dưới đây là các loại hình nhượng quyền kinh doanh cơ bản, bao gồm cả thông tin liên quan đến nhượng quyền thương hiệu là gì:
Nhượng quyền toàn diện (Full Business Format Franchise)
Nhượng quyền toàn diện là hình thức nhượng quyền trong đó bên nhượng quyền cung cấp toàn bộ hệ thống kinh doanh cho bên nhận quyền, với hợp đồng kéo dài từ 5 đến 30 năm, tùy vào khả năng tài chính và tiềm lực của công ty.
Khi tham gia nhượng quyền toàn diện, bên nhận quyền cần thanh toán hai loại phí cơ bản: phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động định kỳ.
Nhượng quyền không toàn diện (Non-Business Format Franchise)
Nhượng quyền không toàn diện là hình thức mà bên nhượng quyền chỉ cấp quyền cho một hoặc một số mảng cụ thể của doanh nghiệp, chẳng hạn như công thức sản xuất, quyền sử dụng sản phẩm/dịch vụ, hoặc quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu.
Trong đó, khi nhượng quyền sản phẩm, bên nhận quyền sẽ chỉ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường, còn khi nhượng quyền hình ảnh thương hiệu, thường áp dụng cho các thương hiệu nổi tiếng. Mô hình này không yêu cầu bên nhượng quyền can thiệp sâu vào các hoạt động vận hành hay sản xuất của bên nhận quyền.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity Franchise)
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn là khi bên nhượng quyền tham gia vào vốn của bên nhận quyền dưới hình thức liên doanh, với tỷ lệ vốn nhỏ. Khi đó, bên nhượng quyền sẽ có quyền kiểm soát và tham gia vào các hoạt động của hệ thống, đồng thời có quyền biểu quyết trong Hội đồng quản trị của doanh nghiệp nhận nhượng quyền.
Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management Franchise)
Trong mô hình nhượng quyền tham gia quản lý, bên nhượng quyền sẽ cung cấp người quản lý để giám sát và điều hành các hoạt động của doanh nghiệp nhận nhượng quyền, nhằm đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả. Người quản lý không cần tham gia vào công việc hàng ngày, mà chủ yếu là sử dụng kinh nghiệm và chuyên môn để lãnh đạo các bộ phận và phát triển kinh doanh. Mô hình này thường được áp dụng phổ biến trong các chuỗi nhà hàng, khách sạn hoặc các doanh nghiệp F&B lớn.
Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://wiseenglish.edu.vn/nhuong-quyen-thuong-hieu-la-gi